Khi chúng ta tra một MCB (ví dụ: 188-K3C250) thông thường ở manual sẽ xuất hiện các thông tin như : Trip Curve B, Trip Curve C… Vậy Trip Curve là gì và có ý nghĩa như thế nào hôm nay chúng ta sẽ cũng nhau đi tìm hiểu ý nghĩa của nó.

Do nội dung này khá chuyên sâu và nhiều nên ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu một số thông tin cơ bản có thể áp dụng để chọn và phân biệt thiết bị khi cần dùng đến đó là khái niệm, một số kiểu Trip Curve thường gặp.

Đầu tiên Trip Curve hay còn gọi là đường đặc tuyến (còn được gọi các tên gọi đường cong chọn lọc, đường cong bảo vệ và tiếng anh còn có thể gọi là characteristic curves.) Thuật ngữ này thường xuất hiện ở các thiết bị như CB, MCB, MCCB.

Hiểu một cách đơn giản thì đường đặc tuyến là một đồ thị để chỉ ra hoạt động mong đợi của một thiết bị bảo vệ. (ví dụ: cầu chì, MCB, MCCB, MPCB, Relay Nhiệt (overload relays), Cầu chì, Máy cắt không khí (ACB).

Đường đặc tuyến sẽ biểu diễn thời gian ngắt của thiết bị quá dòng dựa trên mức dòng điện nhất định. Chúng được cung cấp bởi các nhà sản xuất thiết bị bảo vệ mạch để hỗ trợ người dùng lựa chọn thiết bị cung cấp hiệu suất và bảo vệ thiết bị phù hợp, đồng thời tránh vấp phải phiền toái.

Ở trên đó thể hiện các đặc tính cắt của thiết bị . Nghĩa là biết được các hành vi cắt của thiết bị tại mỗi dòng khác nhau. và thường sẽ biểu diễn 2 trục là thời gian và dòng điện định mức.

Một số loại (types) đường đặc tuyến thường gặp:

  • Type A (hay còn gọi type Z): Dòng tác động tối thiểu (minimum trip current): gấp 2 đến 3 lần dòng định mức. Chúng rất nhạy cảm với ngắn mạch và được sử dụng để bảo vệ các thiết bị bán dẫn. Với thời gian tác động <0.1 sec
  • Type B: Dòng tác động tối thiểu: Gấp 3 đến 5 lần dòng định mức. Thường được sử dụng cho tải trở hoặc tải có thành phần cảm ứng rất nhỏ như: Các mạch chiếu sáng (phi cảm ứng), Mạch điều khiển, Cửa hàng mục đích chung. Với thời gian tác động 0.04-13sec
  • Type C: Dòng tác động tối thiểu: Gấp 5 đến 10 lần dòng định mức. Thường được sử dụng cho tải trở hoặc tải có thành phần cảm ứng tương đối lớn, các động cơ điện có công suất nhỏ hoặc các loại đèn chiếu sáng đặc biệt, cụ thể như: Máy điều hòa, máy bơm, máy quạt, các loại đèn chiếu sáng dùng chấn lưu. Với thời gian tác động 0.04-5sec
  • Type D: Dòng tác động tối thiểu: Gấp 10 đến 20 lần dòng định mức. Thiết bị type D được sử dụng cho các tải với một thành phần cảm ứng rất cao, thường được ứng dụng trong các thiết bị công nghiệp. Động cơ cảm ứng lớn hoặc máy biến áp, Thiết bị x-quang, thiết bị hàn. Với thời gian tác động 0.04-3sec
  • Type K: Dòng tác động tối thiểu: Từ 8 đến 12 lần dòng định mức. Thiết bị TRIP CURVE CLASS K Thường được sử dụng để bảo vệ các tải cảm ứng và các tải động cơ điện khởi động cao. Với thời gian tác động <0.1sec

Xem video về Trip Curver tại đây

Các tài liệu tham khảo:

  1. Trang c3controls.com
  2. IEC 60947-2 : 2009 THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN HẠ ÁP – PHẦN 2: ÁPTÔMÁT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *