Đặc thù của anh em Kỹ thuật nói chung và anh em Tự động hóa nói riêng khi dùng Laptop để học tập hay làm việc đa phần sẽ chạy phần mềm “hạng nặng, Ví dụ như anh em làm thiết kế thì có Solidworks, Catia, Autodesk Inventor, Pro Engineer, AutoCAD…

Và các phần mềm đa phần sẽ thích ứng với Window nên anh em cũng nên cân nhắc với các máy tính chạy các hệ điều hành khác.

Trước khi vào chọn máy cho anh em Tự động hóa thì mình viết một vài ý nếu anh em nào đang đọc làm việc ở các ngành Kỹ thuật. Ở mỗi ngành nghề thì yêu cầu đặt ra khi chọn máy tính là khác nhau. Nhưng nhìn chung máy tính cho kỹ thuật sẽ yêu cầu lưu trữ dữ liệu lớn nên ổ cứng cũng nên cân nhắc (tốt nhất là lớn hơn 500GB). Bên cạnh đó, cấu hình của những chiếc laptop này cũng cần phải được trang bị ít nhất từ chip Core i5 trở lên, kèm theo màn hình có mức phân giải Full HD để người dùng có thể cảm nhận được màu sắc một cách chính xác nhất – yếu tố được coi là cực kỳ quan trọng đối với nhóm ngành kỹ thuật. Do vậy mình sẽ tóm tắt một số tiêu chí chọn Lap cho anh em Kỹ thuật

  • Hệ điều hành: Do đa phần các phần mềm tương thích Windown nên ưu tiên sẽ là Windown
  • Ram: Theo cá nhân mình nghĩ tối thiểu là 4GB (đối với bạn là SV) và 8GB nếu bạn đã đi làm
  • Dòng chip: Nên chọn các dòng chíp HQ hoặc H. Xem thêm bài viết về dòng chíp tại đây
  • Ổ cứng: Nên là ổ cứng SSD, bởi việc quyết định máy khởi động nhanh chậm, tốc độ xử lý công việc nhiều phụ thuộc vào yếu tố đầu tiên phải là ổ cứng SSD. Tuy nhiên nhược điểm là bạn khó lựa chọn máy có ổ SSD phù hợp được. Hơn nữa ổ SSD dung lượng khá thấp ( 128GB hoặc 256GB) so với ổ HDD truyền thống là 500GB.
  • Card đồ họa: Cái này thì tùy nhu cầu anh em sử dụng, Với những người chuyên về đồ họa thì đa phần là dùng Macbook rồi. Còn anh em bên Tự động hóa, Cơ khí có sử dụng tới đồ hóa thì có thể mua thêm card đồ họa. Laptop Windows thì cần trang bị card rời từ NVIDIA GeForce 940MX, NVIDIA GeForce GTX 950M trở lên. Tùy vào công việc của anh em nếu làm về thiết kế 3D, thiết kế mô hình nhiều thì chọn các loại card cao hơn như GTX 1050…
  • Thời gian Pin– Do đặc thù hay đi công tác nên Pin cũng khá quan trọng, Anh em nên chọn pin có số lượng cell luôn lớn hơn số 4.
  • Màn hình: Cái này thì cũng tùy nhu cấu nhé anh em, Chọn sao để vừa dễ mang vác vừa đủ dùng. Anh em nên chọn khoảng 15.6 inch hay 17.3 inch. Độ phân giải màn hình luôn luôn Full HD để tiện lợi hơn trong việc làm các ứng dụng đồ họa và chính xác đến từng chi tiết khi thiết kế hình ảnh.
  • Giá cả: Phù hợp túi tiền của mỗi người nên phần này các bạn tự cân nhắc nhé

Và bây giớ mình điểm qua một vài Laptop mà theo quan điểm cá nhân của mình là phù hợp cho anh em Tự động hóa. Đây chỉ là quan điểm cá nhân nên chỉ mang tính tham khảo. Nếu anh em thấy laptop nào hay hơn hãy để lại bình luận nhé.

  1. SIMATIC Field PG

Đây là dòng máy tính đặc thù cho Kỹ sư tự động hóa mà Siemens phát triển. Máy này có thể gọi là máy tính di động công nghiệp với những chương trình chuẩn công nghiệp cho kỹ sư tự động hóa hiệu chỉnh, cấu hình hệ thống tự động. Do phát triển đặc thù cho lĩnh vực Tự động hóa nên máy được tích hợp nhiều cổng giao tiếp chung trong công nghiệp và nhiều phần mềm Simatic của Siemens đã được cài đặt.

Xem thêm thông số: tại đây

2. Nên chọn các máy dạng workstation (máy trạm)

Dell 7520 Core i7

Ở dòng DELL 7520 có 2 loại là Dell Latitude 7520 và Dell Precision 7520. Giá bán của Latitude sẽ chênh lệch cao hơn Precision vài triệu. Một số điểm khác biệt giữa 2 loại máy này

  • Dell Latitude là dòng laptop doanh nghiệp được thiết kế để thực thi tốt dưới áp lực cao của công việc. Laptop Dell Latitude phù hợp với các công việc văn phòng, kế toán, lập trình viên, các công việc yêu cầu đánh máy nhập liệu nhiều cần sự bảo mật cũng như độ bền cao. Do tính chất dành cho môi trường làm việc, một vài tính năng đi kèm với máy tính laptop Dell thuộc dòng Latitude nhằm nâng cao bảo mật có thể kể đến TPM, vPro hay cảm biến nhận diện vân tay.
  • Dòng máy trạm Precision của Dell thực sự là trợ thủ đắc lực cho khách hàng trong các lĩnh vực kỹ thuật và sản xuất, truyền thông và giải trí, khoa học , kinh tế và dịch vụ tài chính. Dòng máy trạm di động được thiết kế để đạt tới năng suất và hiệu năng xử lý cao nhất, Với mục đích trang bị một chiếc laptop hiệu suất cực mạnh, có khả năng thay thế máy để bàn trong khi vẫn có thể dễ dàng di chuyển, dòng Laptop Dell Precision được trang bị công nghệ tối tân nhất như lớp vỏ và khung được làm từ vật liệu hợp kim siêu cứng dùng trong công nghệ chế tạo máy bay. Ngoài ra, mỗi máy trạm của dòng Dell Precision đều được trải qua các quy trình kiểm tra và bảo đảm chất lượng vô cùng nghiêm ngặt của Dell, chính vì thế Dell Precision có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng như khả năng đáp ứng cao với các mô hình lớn, xử lý hình ảnh nhanh, hiển thị thông tin chi tiết và tăng cường sự sáng tạo.
  • Xem thêm cách phân biệt các dòng Laptop Dell tại đây

Đây là dòng máy khá cũ nên hiện tại các bạn có thể tìm kiếm mua máy cũ với giá phải chăng.

Cấu hình Dell Precision 7520

  • CPU Intel Core i7-6820HQ
  • Ram 8GB bus 2400MHz
  • Ổ cứng 256GB
  • Màn hình 15.6″ Full HD (1920×1080) Anti-Glare
  • VGA NVIDIA Quadro M1200 4GB GDDR5

3. Tổng hợp một số máy khác

👉 Theo dõi Nalan.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *