Đầu tiên trước khi vào nội dung bài viết để dễ cho các bạn đọc chuỗi bài viết này thì trong chuỗi bài viết này mình sẽ trình bày theo hường là đi từ tổng quan đến cụ thể, từ rộng đến hẹp. Ví dụ sẽ nêu tổng quan các dòng HMI sau đó lần lượt tìm hiểu mỗi dòng có những sản phẩm nào. Hy vọng với cách tiếp cận như vậy thì sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan và dễ tìm hiểu sâu hơn về sau.

Bây giờ chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các nội dung chính sau:

1. Giới thiệu sơ lược lịch sử hình thành thương hiệu Pro-face

Thương hiệu màn hình HMI Pro-face là thương hiệu khá quen thuộc với anh em trong lĩnh vực tự động hóa. Khi lên website của pro-face bạn có thể dễ dàng tìm hiểu về về lịch sử hình thành của thương hiệu này. Chúng ta có thể tóm tắt một số cột mốc đáng chú ý sau:

  • 1972 : Tập đoàn Digital Electron Corporation được thành lập tại Osaka, Nhật Bản, bắt đầu sản xuất và kinh doanh thiết bị điện tử.
  • 1983: Phát triển dòng sản phẩm DP, đây là thiết bị đồ họa màu thông minh không cần lập trình.
  • 1989: Phát triển dòng GP, màn hình HMI có thể lập trình đầu tiên trên thế giới.
  • 1993: Ra mắt dòng GP-230, là màn hình HMI LCD QVGA cỡ trung đầu tiên trong ngành.
  • 1995: Thành lập Công ty TNHH Pro-face Korea tại Seoul, Hàn Quốc. Ra mắt Dòng GP70, HMI đầu tiên của ngành với chip RISC 32-bit.
  • 2002: Ra mắt trang web hỗ trợ kỹ thuật “Otasuke Pro!,” Pro-face. Tham gia hợp tác vốn với Schneider Electric S.A. (xem chi tiết tại đây)
  • Xem các cột mốc khác trên website pro-face tại đây

2. Giới thiệu sơ lược các dòng sản phẩm HMI pro-face

Để xem chi tiết các dòng các bạn có thể xem chi tiết trên website pro-face.com bây giờ chúng sẽ cùng điểm qua một số dòng HMI của thương hiệu Pro-face.

Pro-face HMI and IPC Product Overview
Nguồn ảnh: profaceamerica.com

Như trên hình ảnh thì chúng ta có thể phân loại HMI của Pro-face như sau:

  • Loại HMI + Control với dòng LT: Đây là các sản phẩm này kết hợp chức năng PLC tích hợp với giao diện người vận hành, giảm chi phí hệ thống tổng thể và không gian bảng điều khiển mà không cần PLC.
  • Loại HMI với dòng GP: Cung cấp khả năng kết nối rộng rãi, dễ đọc, rõ ràng và nhiều tùy chọn kích thước. Có nhiều lựa chọn như HMI tiêu chuẩn (standard), cơ bản (basic), nhỏ gọn (compact), mô-đun (modular), đa phương tiện (multi-media) và HMI cầm tay (handheld HMIs).
  • Loại Smart Portal với dòng SP:
  • Loại IPC với dòng PS: Pro-face cung cấp nhiều dòng máy tính công nghiệp (IPC) với công nghệ để đáp ứng nhu cầu như ý muốn của bạn. Pro-face cung cấp IPC dạng hộp (box) và dạng Bảng điều khiển (Panel types) với tính bền vững, độ bền và khả năng mở rộng tốt.

👉Xem chuỗi bài viết Tự học HMI Pro face: vncat.vn/proface

👉Các tài liệu tham khảo:

  1. se.com
  2. pro-face.com
  3. Industrial PC Flat Panel Monitor

👉 Theo dõi Vietnamcat.com

[aps-counter theme=”theme-4″]

. . . . .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *