Thông thường khi ta xem một CB, MCB, hay MCB thì ngoài thông số về Dòng điện định mức ( Tiếng anh là Rated current, ký hiệu In). Thì còn xuất hiện một số các thông số thương gặp là 6kA, 10kA…

Các thông số này gọi là dòng cắt ngắn mạch hay dòng cắt dòng cắt sự cố định mức cơ bản. Vậy dòng cắt ngắn mạch là gì, và ứng dụng của nó khi chúng ta dùng để chọn thiết bị như thế nào hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. Do nội dung này khá chuyên sâu và rộng nên trong bài này chúng ta chỉ đề cập đến các nội dung cơ bản nếu muốn tìm hiểu sâu hơn có thể xem thêm ở phần tài liệu tham khảo hoặc đọc thêm về tiêu chuẩn IEC 60947-2 đây là tiêu chuẩn về thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp. Ở trong tiêu chuẩn IEC này các bạn có thể tìm hiểu rất nhiều kiến thức quan trọng giúp chọn lựa dòng ngắn mạch cho thiết bị.

Bây giờ chúng ta sẽ đến với nội dung hôm nay

Đầu tiên dòng cắt ngắn mạch hay dòng cắt dòng cắt sự cố định mức cơ bản còn được ký hiệu là Icu hoặc Icn. Chữ Icu được viết tắt từ cụm từ tiếng anh Rated ultimate short-circuit breaking capacity (Icu) đây là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm trong 1 giây.

Ví dụ thiết bị như CB chẳng hạn có Icu = 10kA thì tiếp điểm CB sẽ chịu đựng được dòng điện 10kA trong thời gian 1 giây.

Tới đây thì có một khái niệm chúng ta cần làm rõ là ngắn mạch là gì?

Thì ngắn mạch là hiện tượng các dây dẫn pha chạm nhau hoặc chập dây trung tính. Khi xảy ra hiện tượng này tổng trở của hệ thống giảm đi. Dòng điện tăng lên đáng kể gọi là dòng điện ngắn mạch. Những nguyên nhân chính gây ra ngắn mạch có thể kể đến như: Do lớp cách điện bị hỏng, do nối nhầm, do thiên nhiên như mưa gió, bão, lũ…

Những tác hại của ngắn mạch là rất lớn có thể gây phát nóng cục bộ rất nhanh gây ra nhiệt độ cao dẫn đến cháy nổ, hay tăng lực điện động giữa các dây dẫn làm hỏng hoặc biến dạng các thiệt bị điện, ngoài ra ngắn mạch còn gây ra sụt áp lưới điện.

Từ những tác hại đó ta có thể thấy việc chọn lựa thiết bị có dòng ngắn mạch thích hợp có thể khắc phục rất nhiều những hậu quả có thể xảy ra.

Dòng Icu càng lớn thì khả năng chịu sự cố khi ngắn mạch càng cao, Dòng Icu càng cao thì chất lượng càng tốt và giá thành sản phẩm thì càng cao. Tuy nhiên không phải cứ chọn dòng cao là tốt mà tùy theo trường hợp sử dụng. Nếu không khi xảy ra ngắn mạch dây cháy hết mà CB vẫn chưa tác động cũng như không (Do chọn CB có dòng cắt quá cao chưa tới ngưỡng để tác động).

Cách chọn dòng ngắn mạch

  • Đầu tiên là đối với MCB: dòng cắt Icu thường gặp là: 4,5kA, 6kA, 10kA, 15kA. Với các công trình dân dụng thì thông dụng nhất là dòng cắt Icu = 6kA và 4,5kA cho công trình nhỏ. Còn đối với công trình công nghiệp, nhà xưởng sản xuất: thì nên chọn dòng cắt từ 6kA trở lên.
  • Thứ hai là MCCB: thì có tiêu chuẩn cao hơn từ 7,5kA đến 100kA (Bảo vệ dòng ngắn mạch từ lưới điện truyền vào do chập cháy). Đối với công trình dân dụng thì MCCB: chọn dòng cắt Icu = 10kA đến 25kA.

Ngoài ra chúng ta nên phân biệt một ký hiệu thường bị nhầm lẫn với Icu là Isc (viết tắt từ Rated service short-circuit breaking capacity (Ics)) thì nội dung này chúng ta sẽ đề cập kỹ ở các video lần sau. Về cơ bản thì Icu được hiểu dòng cắt sự cố định mức cơ bản và Ics là dòng dòng cắt sự cố định mức theo yêu cầu riêng

Thông thường thì Ics thường nhỏ hơn dòng Icu. Theo các tiêu chuẩn thì trị số Ics = 25%, 50%, 75% hoặc 100% Icu. (phụ thuộc và công nghệ của mỗi nhà sản xuất)

Các tài liệu tham khảo:

  1. Website www.se.com
  2. IEC 60947-2 : 2009 THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN HẠ ÁP – PHẦN 2: ÁPTÔMÁT

👉 Theo dõi Vietnamcat.com

[aps-counter theme=”theme-4″]

. . . . .

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *