Ở trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng phân biệt hai thuật ngữ hay bị nhầm lẫn là “Máng cáp” và “Khay cáp“
Các thuật ngữ này có các tên tiếng anh lần lượt là:
Để đỡ mất thời gian thì chúng ta sẽ chỉ điểm qua một số điểm chính giống và khác nhau của hai loại thuật ngữ này:
– Đầu tiên là Máng cáp có tên tiếng Anh là Cable Trunking ngoài tên gọi Máng cáp thì nó còn có tên gọi là “Máng điện” và “Hộp cáp”. Đây là phương tiện đựng cáp điện có dạng hình hộp dài và có nắp đậy, có tiết diện vuông hoặc hình chữ nhật. Máng cáp được làm bằng kim loại hoặc các vật liệu có sức bền cao. Máng cáp (hay Cable Trunking) thường sử dụng để đi các loại dây dẫn từ 1,5 -> 95mm2 có vỏ là PVC. Đây là loại không được đục lỗ và có nắp đậy phía trên và tạo thành một hộp kín hoàn toàn nên thường dùng cho môi trường có yêu cầu cao về sự sạch sẽ. Thông thường, máng cáp sử dụng cho các mạch kín (như đi đường dây trên trên sàn nhà) và rất ít khi cần phải mở nắp trên ra.
– Tiếp theo là Khay cáp có tên tiếng Anh là Cable tray ngoài tên gọi là Khay cáp vì nó được đột lỗ nên nó còn có tên gọi khác là máng cáp “đột lỗ” . Khay cáp được dùng cho việc lắp đặt dây và cáp điện của các Dự Án. Nó thường được thiết kế theo dạng hình hộp chữ nhật và được đột lỗ với mục đích cố định và phân loại các loại dây. Nhờ được đột lỗ nên Khay cáp có khả năng thoát nhiệt và thoát nước khá tốt. Khay cáp có dạng từng đoạn khay đột lỗ với chiều rộng phù hợp với nhu cầu cáp đặt bên trong.
Mẹo phân biệt nhanh hai loại thuật ngữ này:
- Chữ “tray” trong Cable Tray đọc giống chữ “Khay” trong Khay cáp và có thể liên tưởng đến các “Khay ấm trà” đục lỗ (Như hình minh họa)
- Tiếp theo là Máng cáp, thì có thể liên tưởng đến các “máng lợn”. Do nó dùng để đựng thức ăn nên là kết cấu kín để không đổ thức ăn ra ngoài.
Sau đây là một số ‘highlight’
Các bạn có thể xem chi tiết video phân biệt các thuật ngữ thang-máng-cáp ở video bên dưới: